I. Trước khi đi vào hoạt động
Nhiều doanh nghiệp cho rằng hồ sơ môi trường chỉ thực sự cần thiết khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Ngay ở giai đoạn nghiên cứu, đầu tư và xây dựng, doanh nghiệp đã cần đến nhiều loại hồ sơ môi trường.
Dưới đây là những loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có trước khi đi vào hoạt động.
1. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (ĐTM Sơ bộ)
Đánh giá sơ bộ tác động môi trườnglà việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.
ĐTM sơ bộ được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Đánh giá tác động môi trườnglà quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện.
Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Cơ quan thẩm quyền thẩm định ĐTM bao gồm Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Quốc Phòng, Công An (đối với những dự án thuộc bí mật quốc gia) và UBND Tỉnh.
3. Giấy phép môi trường
Từ ngày 01/01/2022, khái niệm Giấy phép môi trường chính thức xuất hiện và trở thành giấy phép thay thế cho 7 loại giấy phép môi trường thành phần trước đây.
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thẩm định cấp Giấy phép môi trường bao gồm Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An (đối với dự án thuộc bí mật nhà nước), UBND Tỉnh, UBND Huyện.
Tùy thuộc vào việc dự án đầu tư thuộc nhóm đối tượng nào thì sẽ tiến hành thực hiện Giấy phép môi trường tương đương với cấp thẩm quyền phê duyệt của nhóm đối tượng đó.
4. Đăng ký môi trường
Đối với những dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải lập ĐTM hay Giấy phép môi trường thì sẽ thực hiện Đăng ký môi trường (trừ trường hợp được miễn thực hiện Đăng ký môi trường).
Đăng ký môi trườnglà việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).
Nhìn chung, ở giai đoạn trước khi đi vào hoạt động, ĐTM và Giấy phép môi trường là 2 loại hồ sơ môi trường quan trọng mà các doanh nghiệp cần thực hiện.
II. Sau khi đi vào hoạt động
Sau khi hoàn thành các loại hồ sơ môi trường cần thiết trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn vận hành thử nghiệm, sau đó đến vận hành chính thức.
Để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và tuân thủ pháp luật, sau khi đi vào hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện những loại hồ sơ môi trường dưới đây.
1. Giấy phép môi trường
Đối với những doanh nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 (tức là trước khi khái niệm Giấy phép môi trường xuất hiện và có hiệu lực) thì cần thực hiện chuyển đổi sang Giấy phép môi trường để đảm bảo tuân thủ những quy định mới của Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
Doanh nghiệp cần lập hồ sơ đề nghị xin cấp Giấy phép môi trường trước khi các giấy phép môi trường thành phần hết hạn 06 tháng.
2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Báo cáo công tác bảo vệ môi trườnglà báo cáo định kỳ hằng năm tổng hợp nội dung của các báo cáo định kỳ (bao gồm báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm lập và gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trước ngày 05/01 của năm tiếp theo.
3. Báo cáo định kỳ khai thác nước mặt, nước ngầm
Đối với những doanh nghiệp có hoạt động khai thác nước mặt, khai thác nước dưới đất được phê duyệt trong Giấy phép môi trường sẽ cần thực hiện báo cáo định kỳ khai thác nước mặt, báo cáo định kỳ khai thác nước ngầm và gửi về cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày 15/12 hằng năm.
III. Tổng kết
Như vậy, có nhiều loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có trong quá trình trước và sau khi đi vào hoạt động. Việc nắm rõ các loại hồ sơ môi trường cần làm sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng và kế hoạch thực hiện rõ ràng, đảm bảo tiến độ hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Đất Việt là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.
Đất Việt có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Đất Việt đã được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.