Quan trắc môi trường

Báo cáo quan trắc môi trường

30 May 2023
  1. Báo cáo quan trắc môi trường là gì?

Báo cáo quan trắc môi trường là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là báo cáo giám sát môi trường, là hình thức đánh giá chất lượng môi trường trong thời gian định kỳ ngắn hạn của các doanh nghiệp, công ty hay các cơ sở sản xuất kinh doanh,… có nguồn phát sinh gây ô nhiễm vào môi trường (Bao gồm nước thải, khí thải…v.v…).

Văn bản Quy định về việc Lập báo cáo quan trắc môi trường

Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014.

Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nghị đinh 40/2019/NĐ-CP - Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường

Nghị định 155/2016/NĐ – CP - Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thông tư 43/2015/TT-BTNMT - Về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường

Thông tư 31/2016/TT-BTNMT - Về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Đối tượng thực hiện

Đối tượng bắt buộc phải lập Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ bao gồm: các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động,… (theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, Điều 3) cùng Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 24).

Các đơn vị bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… có phát sinh xả thải trực tiếp đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ gửi lên cơ quan đánh giá môi trường có thẩm quyền theo luật định.

Tần suất thực hiện báo cáo quan trắc môi trường

Tần suất thực hiện báo cáo quan trắc môi trường được quy định tại điều 23, Thông tư 43/2015/TT-BTNMT

1. Đối với các đơn vị thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, tần suất báo cáo như sau:

a) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc;

b) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 của tháng tiếp theo;

c) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.

2. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tần suất báo cáo như sau:

a) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 3 của năm sau;

b) Truyền trực tuyến liên tục (24/24 giờ) kết quả quan trắc tự động, liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quan trắc truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% tổng số kết quả quan trắc dự kiến của chương trình quan trắc.

 

Căn cứ vào các “Chương trình quản lý và giám sát môi trường” của Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc “Bản kế hoạch bảo vệ môi trường” hoặc “Đề án bảo vệ môi trường” hoặc “Bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” đã được cơ quan Nhà nước phê duyệt nhằm để giúp xác định vị trí, số mẫu cần đo đạc giám sát theo từng doanh nghiệp.